Hướng đi mới cho cơ khí nước nhà

Hướng đi mới cho cơ khí nước nhà

Hướng đi mới cho cơ khí nước nhà

Hướng đi mới cho cơ khí nước nhà

Hướng đi mới cho cơ khí nước nhà
Hướng đi mới cho cơ khí nước nhà
CÔNG TY TNHH TM DV SX CƠ KHÍ HƯỚNG THIỆN

Tin Tức

Hướng đi mới cho cơ khí nước nhà

Qua cuộc Hội thảo “Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam” do Bộ Công Thương tổ chức mới đây
25-05-2018 06:11:46 AM - 1566

Qua cuộc Hội thảo “Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam” do Bộ Công Thương tổ chức mới đây, các bên liên quan đã dần định hình một hướng đi mới là: Phát triển ngành cơ khí Việt Nam trọng tâm là cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn; ô tô; thiết bị toàn bộ cho nhà máy điện; thiết bị điện và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, trên cơ sở huy động hiệu quả các nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế, trong đó chủ yếu khu vực ngoài nhà nước.


Những điểm nhấn mới

Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020 (sau đây gọi tắt là Chiến lược) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 186/2002/QĐ-TTg ngày 26/12/2002. Thực hiện Chiến lược này, ngành cơ khí Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc.

Các sản phẩm trước đây phải nhập khẩu hoàn toàn đã từng bước được thay thế bằng sản phẩm do ngành cơ khí trong nước chế tạo như thiết bị cơ khí thủy công cho các nhà máy thủy điện; dây chuyền thiết bị đồng bộ cho các nhà máy công nghiệp...

Mặc dù vậy, nhìn trên tổng thể, kết quả đạt được vẫn thấp hơn kỳ vọng, thể hiện ở 3 điểm: Đến năm 2014, ngành cơ khí mới đáp ứng trên 32% nhu cầu trong nước, so với mục tiêu 45%-50% của Chiến lược; chưa khắc phục được tình trạng đầu tư chia cắt phân tán trong ngành; năng lực nghiên cứu, tư vấn ứng dụng công nghệ tiên tiến còn hạn chế.

Sau gần 15 năm thực hiện, chúng ta đã truy tìm được nguyên nhân cốt lõi khiến cho kết quả thực hiện Chiến lược chưa được như mong muốn. Đó là:

- Định hướng ưu tiên phát triển 8 nhóm sản phẩm bao quát gần như toàn bộ ngành công nghiệp chế tạo là quá rộng, trong khi nguồn lực của Nhà nước và doanh nghiệp còn hạn chế. Thậm chí, có những nhóm sản phẩm như tua-bin máy phát chỉ một số hãng thuộc các nước G7 mới có thể “với tới”.

- Nhiều mục tiêu còn cao trong bối cảnh nền tảng, hạ tầng công nghiệp nước ta như sự phát triển của ngành vật liệu cơ bản, tự động hóa, điện tử, nguồn nhân lực... còn nhiều hạn chế.

- Cơ chế chính sách đã ban hành tương đối đầy đủ, tuy nhiên tính thực thi chưa cao, thiếu sự nhất quán do thiếu nguồn lực.

Trên tinh thần đó, cuộc Hội thảo “Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam” do Bộ Công Thương tổ chức mới đây đã đặt ra nhiệm vụ hàng đầu là xác định được hướng đi cơ bản của ngành cơ khí đến năm 2025, và định hướng đến năm 2035 theo hướng khai thác những lợi thế sẵn có và cơ hội quốc tế trong quá trình hội nhập.

Qua cuộc Hội thảo, các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp đã dần đi đến định hình một hướng đi mới là: Phát triển ngành cơ khí Việt Nam trọng tâm là cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn; ô tô; thiết bị toàn bộ cho nhà máy điện; thiết bị điện và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, trên cơ sở huy động hiệu quả các nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế, trong đó chủ yếu khu vực ngoài nhà nước.

So với Chiến lược trước đây, số nhóm sản phẩm được ưu tiên phát triển từ 8 nhóm đã rút xuống còn 4 nhóm, và 4 nhóm này được các đại biểu dự Hội thảo cho rằng “vừa có thị trường, vừa phù hợp với khả năng của mình”. Thứ nữa, trong 4 nhóm mới này, có nhóm “công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí” với vai trò như một phần của hạ tầng công nghiệp mà Chiến lược trước kia chưa có. Cuối cùng, nếu quan điểm phát triển trong Chiến lược đặt nặng vào việc “tiếp tục đổi mới, sắp xếp phát triển và củng cố doanh nghiệp nhà nước về cơ khí đủ mạnh để giữ vai trò nòng cốt, là lực lượng chủ lực của ngành” thì hướng đi mới sẽ là “trên cơ sở huy động hiệu quả các nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế, trong đó chủ yếu khu vực ngoài nhà nước”. Đây được coi là những điểm nhấn của hướng đi sắp tới.

Hỗ trợ vốn hay thị trường?

Gần 15 năm thực hiện Chiến lược, chúng ta có đủ thành bại để tổng kết thành bài học kinh nghiệm quý giá.

Về thành công, chúng ta đã tạo ra một cơ hội về thị trường giúp doanh nghiệp trong nước làm chủ công nghệ trong chế tạo thiết bị thủy công cho công trình thủy điện và nội địa hóa thiết bị cho nhà máy nhiệt điện.

Trước năm 2003, thiết bị thủy công đều nhập khẩu với giá thành cực đắt, trên 2,9 USD/tấn. Nhưng trên thực tế, nhà cung cấp nước ngoài đều thuê lại công ty trong nước như Lilama, Coma, Narime chế tạo van cung, van phẳng, khe van... với giá rẻ. Hiểu rõ khả năng và khát vọng vươn lên của doanh nghiệp trong nước, ngày 17/6/2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn 797/CP-CN cho phép chỉ định thầu các công trình thủy điện A Vương, Buôn Kuốp, Plêikrông cho các doanh nghiệp trong nước.

Thành công của 3 dự án này khiến Chính phủ thêm tin tưởng, cho phép chỉ định thầu theo cơ chế 797/CP-CN đối với 11 công trình thủy điện tiếp theo, như Sesan 4, Đồng Nai 3, Bản Chát, Huội Quảng, Bản Uôn...

Tính đến nay, với 25 dự án thủy điện, doanh nghiệp trong nước đã thiết kế, chế tạo trọn bộ các thiết bị cơ khí thủy công, tổng giá trị hợp đồng hơn 80.000 tỷ đồng, giảm giá thiết bị từ 2,9 USD/tấn xuống còn 1,8 USD/tấn.

Đối với các dự án nhiệt điện, ngày 29/12/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1791/QĐ-TTg phê duyệt cơ chế thí điểm thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị các nhà máy nhiệt điện giai đoạn 2012-2015. Sau gần 3 năm thực hiện, tỷ lệ tham gia của các doanh nghiệp cơ khí trong nước, bao gồm cả doanh nghiệp FDI đã tăng lên rõ rệt. Cụ thể, tỷ lệ giá trị thực hiện của các doanh nghiệp trong nước trên tổng giá trị hợp đồng EPC tại các dự án nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 4 khoảng 36%, Thái Bình khoảng 37,5%, sông Hậu 1 khoảng 40%. Nếu tính cả giá trị thực hiện ngoài gói thầu EPC thì tỷ lệ giá trị thực hiện của các doanh nghiệp trong nước trên tổng mức đầu tư của các dự án còn cao hơn nữa.

Tuy nhiên, cũng có cơ chế chính sách của chúng ta chưa đạt mục tiêu. Như Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015.

Theo đó, các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam tối đa 85% tổng mức vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động). Do nguồn vốn khó khăn nên cho đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận 11 dự án được hỗ trợ số vốn gần 10.000 tỷ đồng, nhưng ngân hàng chỉ sắp xếp được vốn cho 3 dự án với 374 tỷ đồng, bằng 3,7%; và giá trị giải ngân chỉ đạt 16% tổng hợp đồng tín dụng đã ký (60,73 tỷ đồng/374 tỷ đồng).

Những bài học thành bại trên khá rõ ràng. Vì thế, trong cuộc Hội thảo “Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam”, các doanh nghiệp đều nghiêng về kiến nghị Nhà nước nên hỗ trợ về cơ hội thị trường thay vì hỗ trợ về vốn. Khi đã có thị trường, nguồn lực của xã hội, công nghệ, hay nhân lực... sẽ tự chảy về doanh nghiệp.

Phân định bàn tay

Cơ khí là ngành công nghiệp nền tảng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ; đảm bảo khả năng tham gia sâu, có hiệu quả của nền kinh tế vào mạng sản xuất và phân phối toàn cầu. Bởi vậy, việc đưa ra một chiến lược phát triển cho ngành trong giai đoạn tới, bên cạnh việc tạo lập một thị trường cạnh tranh, cũng rất cần sự tác động mang tính định hướng phát triển cho ngành. Nghĩa là, với một ngành mang tính chiến lược như cơ khí, cần có sự điều tiết của cả bàn tay “vô hình” thị trường và bàn tay “hữu hình” nhà nước.

Nhiều đại biểu dự Hội thảo cho rằng cần phải phân định ranh giới giữa nhóm hàng hóa theo sự điều tiết của thị trường (gồm những hàng cơ khí thông thường như máy bơm, biến thế, vòng bi...) và nhóm hàng cần sự định hướng của Nhà nước, như thiết bị cho nhà máy thủy điện, nhiệt điện, xi măng, hóa chất...

Trên thực tế, bàn tay “hữu hình” nhà nước thời gian qua đã đánh giá chính xác thực lực của doanh nghiệp trong nước nên đã có những chính sách phù hợp giúp nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của khối này. Điển hình là khi Công văn 797/CP-CN của Chính phủ ban hành cho phép chỉ định thầu các công trình thủy điện, thì Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) đã biết điểm yếu của doanh nghiệp trong nước là thiết kế, nên đã chỉ định Narime tìm đối tác nước ngoài chuyển giao công nghệ thiết kế thiết bị thủy công, từ đó, chúng ta đã nội địa hóa được 90% thiết bị.

Hay trong Quyết định số 1791/QĐ-TTg phê duyệt cơ chế thực hiện thí điểm thiết kế, chế tạo trong nước thiết bị các nhà máy nhiệt điện trong giai đoạn 2012 - 2025 đã quy định chia nhỏ các gói thầu cho phù hợp với khả năng của doanh nghiệp trong nước. Chính vì thế, ở dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, EVN đã tách gói thầu “máy kho than” ra và Công ty CP Thiết bị Đông Anh đã trúng thầu với giá trị làm lợi rất rõ: 130 tỷ/155 tỷ VND dự toán.

Trong bàn tay “hữu hình” nhà nước, cũng phân định ra bàn tay “cứng” và bàn tay “mềm”. Bàn tay “cứng” chủ yếu là các dự án công nghệ quốc gia, hình thành các doanh nghiệp lớn cho thực thi một định hướng nhất định. Bàn tay “mềm” là những chính sách đảm bảo năng lực cạnh tranh của ngành và nền kinh tế.

Kết hợp Báo cáo của Ban soạn thảo với ý kiến đóng góp của đại biểu dự Hội thảo “Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam” được trình bày thành bảng dưới đây.

Sự phân định ranh giới giữa sự điều tiết của thị trường với bàn tay nhà nước, giữa bàn tay “cứng” và bàn tay “mềm” sẽ là động lực mạnh mẽ cho ngành cơ khí nước nhà phát triển.

Bàn tay “cứng”

Bàn tay “mềm”

Tạo lập thị trường ở một số phân ngành, tạo tiền đề cho ngành cơ khí làm chủ công nghệ và nâng cao khả năng chế tạo.

Đẩy mạnh cải cách hành chính; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động của các doanh nghiệp cơ khí.

Lựa chọn các dự án đầu tư lớn ở các lĩnh vực có tính lan tỏa, trong đó đặc biệt ưu tiên các tập đoàn chế tạo đa quốc gia có tiềm lực và thương hiệu.

Nâng cao năng lực của cơ quan quản lý nhà nước ngành cơ khí; thúc đẩy và phát huy vai trò các hiệp hội ngành nghề trong việc liên kết các doanh nghiệp

Thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư có trọng tâm, trọng điểm: tập trung vào các dự án sản xuất sản phẩm cơ khí quan trọng, có dung lượng thị trường đủ lớn.

Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức của các cơ quan nghiên cứu, tư vấn dịch vụ khoa học công nghệ ngành cơ khí theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Hình thành tổ hợp nhà thầu tư vấn và chế tạo có khả năng làm chủ công tác chế tạo các sản phẩm cơ khí chế tạo máy và thiết bị toàn bộ (các gói thầu EPC).


Nguyễn Văn

Các tin khác

TP. Hồ Chí Minh: Khai mạc triển lãm Quốc tế VSI Expo 2015 và ra mắt Trung tâm phát triển CNHT

TP. Hồ Chí Minh: Khai mạc triển lãm Quốc tế VSI Expo 2015 và ra mắt Trung tâm phát triển CNHT

Sáng ngày 27/8/2015, tại thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng...
Viện nghiên cứu Cơ khí: Nội địa hóa thành công một số hệ thống thiết bị đồng bộ cho ngành Nhiệt điện

Viện nghiên cứu Cơ khí: Nội địa hóa thành công một số hệ thống thiết bị đồng bộ cho ngành Nhiệt điện

Hơn 10 năm thực hiện các dự án Khoa học và Công nghệ cấp Quốc gia, Viện Nghiên...
Triển vọng mới cho thép Việt Nam

Triển vọng mới cho thép Việt Nam

Với sự vươn lên mạnh mẽ của nhiều tên tuổi như Hòa Phát, Hoa Sen, Tổng công ty...
Đăng ký nhận tin

Bạn hãy đăng ký để nhận những phấn quà hấp dẫn